Tại lễ kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Trường CĐ Công nghệ TP.HCM sáng nay (14.10),ênngànhdệtmaygiảmsâusẽkhiếnnhânlựcthiếutrầmtrọkeonhacai 5 tiến sĩ Phan Thị Hải Vân, Phó hiệu trưởng, cho biết năm 2023, trường tuyển sinh đạt chỉ tiêu với hơn 1.200 sinh viên. Trong đó, 3 ngành công nghệ ô tô, công nghệ thông tin và thiết kế đồ họa thu hút người học nhiều nhất, chiếm tổng số 60% chỉ tiêu.
Tuy nhiên, một số ngành truyền thống của trường năm nay lại rơi vào tình trạng tuyển được rất ít thí sinh. Đặc biệt là ngành công nghệ may chỉ 39 sinh viên nhập học. Trong khi đó, năm 2022 trường tuyển được 73 sinh viên và thời điểm trước dịch tuyển được tới 700-800 sinh viên ngành này.
Tiến sĩ Phan Thị Hải Vân lý giải: "Trong thời điểm trong và sau dịch Covid-19, các doanh nghiệp dệt may sa thải rất nhiều nhân viên do sản xuất kinh doanh và xuất khẩu bị ngưng trệ. Từ đầu năm đến nay, một số doanh nghiệp tiếp tục cho người lao động nghỉ việc với số lượng lớn. Điều này đã ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý người học".
Tuy nhiên, tiến sĩ Vân thông tin, trong quý 4 năm 2023, nhiều doanh nghiệp cho biết đơn hàng đã bắt đầu phục hồi nên có nhu cầu tuyển dụng người lao động. "Nếu số lượng người học sụt giảm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc tuyển dụng, nhất là trong 1, 2 năm nữa, khi ngành dệt may phục hồi trở lại", bà Vân đánh giá.
Theo ông Mai Văn Thiên, Phó ban quản lý nguồn nhân lực Tập đoàn dệt may Việt Nam, ngành dệt may vẫn đang bị ảnh hưởng nặng nề sau dịch Covid-19. "Chưa kể, hiện tại chiến tranh Nga-Ukraine, kinh tế suy thoái, lạm phát xảy ra... khiến cho các đơn hàng cực kỳ khó khăn, doanh nghiệp bị ép giá... Tuy nhiên, các doanh nghiệp dệt may vẫn cố gắng duy trì hoạt động và vẫn luôn cần nguồn nhân lực chất lượng. Đặc biệt khi ngành này được phục hồi thì nhu cầu tuyển dụng chắc chắn sẽ rất lớn", ông Thiên chia sẻ.
Được biết, Trường CĐ Công nghệ TP.HCM tiền thân là Trường Công nhân kỹ thuật may (trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp may Việt Nam) được thành lập với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực ngành may mặc cung cấp cho các xí nghiệp may khu vực phía nam.
Năm 1998, trường đã được nâng cấp thành Trường Trung học kỹ thuật may và thời trang II theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp. Trình độ đào tạo được mở rộng, bao gồm trung học chuyên nghiệp, trung học nghề, công nhân kỹ thuật, dạy nghề ngắn hạn, chuyên đề kỹ thuật, quản lý sản xuất...
Năm 2006, trường được nâng cấp đào tạo và đổi tên thành Trường CĐ Công nghiệp dệt may thời trang TP.HCM. Đến năm 2009, trường tiếp tục đổi tên thành Trường CĐ Kinh tế-Kỹ thuật Vinatex TP.HCM và từ năm 2021 trường có tên Trường CĐ Công nghệ TP.HCM.
Quy mô đào tạo hiện nay của trường là gần 3.000 học sinh, sinh viên với 21 ngành trình độ CĐ, trung cấp. Sau 45 năm, trường đã cung cấp cho thị trường lao động gần 100.000 nhân lực ngành dệt may và các ngành kỹ thuật, công nghệ, kinh tế.